Sơn PU Lâu Khô Và Thời Tiết Ảnh Hưởng Tới Sơn PU
Nội dung chính
Sơn PU lâu khô thì người thợ sơn phải lưu ý đến các yếu tố về thời tiết.
Thời tiết ảnh hưởng tới sơn, hầu hết là các loại sơn gỗ,
đặc biệt trong công trình gỗ công nghiệp xuất khẩu.
Thời tiết sẽ làm sơn không khô hoàn toàn ở nhiệt độ thấp và độ ẩm cao.
Khi gia công trên bề mặt ẩm sẽ không đạt được màng sơn tốt
(ngoại trừ loại sơn đặc biệt có khả năng đóng rắn trong điều kiện ẩm).
Sau đây là một số điều kiện Thời tiết ảnh hưởng tới sơn PU:
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Gió
1. Hiện tượng sơn PU lâu khô
Bình quân một sản phẩm sau khi sơn khoảng 2 giờ trở lại thì khô hoàn toàn.
Tuy nhiên, nhiều lúc bạn có thể gặp trường hợp sơn không khô hoàn toàn, khi sờ tay vào thì màng sơn dẻo và dính.
2. Nhiệt độ thấp dẫn đến sơn lâu khô
Có một số nhiệt độ giới hạn có thể cho phép việc thi công sơn.
Nhiệt độ thấp nhất thông thường (không khí, vật liệu, bề mặt…) là 5°C.
Một số loại sơn có thể đóng rắn ở nhiệt độ thấp đến -18°C,
hay 10°C cho sơn 2 thành phần thông thường sẽ gây chậm khô bề mặt sơn PU.
3. Thời tiết ảnh hưởng tới sơn PU nhanh khô hơn
Nhiệt độ cao nhất cho bề mặt là 40°C trừ một số trường hợp đặc biệt khác.
Bề mặt quá nóng sẽ làm cho dung môi sơn bay hơi quá nhanh
dẫn đến gia công khó khăn, phồng rộp, hay xốp màng sơn.
Để giữ nhiệt độ giảm xuống có thể xem xét 2 cách:
- Theo vị trí thực hiện,
sơn dưới mái che hoặc sơn trên bề mặt được phủ bạt tránh ánh nắng - Sơn theo lịch trình tránh mùa vụ và những ngày nhiệt độ cao.
3. Tại Sao Thời tiết ảnh hưởng tới sơn ?
SƠN PU LÂU KHÔ là những vấn đề mà người thợ sơn rất hay gặp phải.
- Sơn không thể thi công trên băng, dưới trời mưa, tuyết, hay sương mù, hoặc khi nhiệt độ dưới 3°C.
- Đặc biệt trong những ngày mùa xuân và mùa thu, khi ban ngày ấm còn ban đêm mát.
- Bề mặt ướt không thể sơn được
(trừ trường hợp sơn loại sơn được thiết kế để có thể thi công trên bề mặt ẩm ướt). - Độ ẩm tương đối của không khí giới hạn nhỏ hơn hoặc bằng 85%.
Độ ẩm cao thường có ảnh hưởng tới quá trình đóng rắn của màng sơn. - Nếu nghi ngờ độ ẩm và nhiệt độ dẫn đến ẩm trên bề mặt được sơn,
cần đo độ ẩm và điểm sương theo hướng dẫn để tránh tình trạng sơn PU lâu khô. - Khi sơn phủ lúc trời ẩm ướt hoặc lạnh,
bề mặt phải được sơn dưới mái che hay được bảo vệ khỏi bị tác động bởi không khí xung quanh - Màng sơn mới thi công sẽ không tốt đối với trường hợp nhiệt độ môi trường
nằm ở nhiệt độ điểm sương, độ ẩm cao, mưa, hay nước ngưng tụ. - Khi đó, cần phải loại bỏ bề mặt sơn cần xử lý và sơn lại với số lượng lớp màng
giống như ở vùng không bị phá hủy.
4. Gió có ảnh hưởng đến thời gian Sơn chậm khô?
Hướng gió và tốc độ gió cần được xem xét khi sơn phủ trong vùng có không khí lưu thông,
điều này có thể dẫn tới làm hỏng màng sơn bóng của gỗ, sơn chậm khô hoặc có thể khô quá nhanh.
Ảnh hưởng của thời tiết và màng sơn PU tác động mạnh mẽ đến thời khô,
gió chính là yếu tố làm sơn bay hơi rất nhanh.
Gió mạnh làm cho màng sơn bị mất đi đáng kể và dẫn đến sự khô quá mức của các giọt trên bề mặt.
Kết quả này làm mất khả năng liên kết của màng (phun khô).
Nếu không xử lý, phun khô dẫn đến các chỗ khuyết tật làm giảm hiệu suất màng sơn,
đồng thời làm giảm khả năng bám dính của các màng đã được thi công hay các lớp sơn khác.
Dung môi với độ bay hơi thấp hơn có thể làm giảm hay loại bỏ hiện tượng phun khô và tạo ra bề mặt mịn hơn.
5. Giải pháp cho sơn PU lâu khô
Phần lớn các loại sơn PU không cho phép thi công khi nhiệt độ giảm xuống tới 3ºC hoặc thấp hơn.
Nhiệt độ lý tưởng để phun sơn là từ 15 – 35oC.
Độ ẩm lý tưởng để thi công sơn là từ 80 – 85%.
Chúng ta có thể dùng phương pháp quét hay lăn thay thế cho phun,
hoặc làm việc vào lúc có ít gió, để màng sơn phun khô không bị phá hủy.
Làm sơn PU lâu khô,
cần tham khảo tài liệu kỹ thuật của sản phẩm sơn để biết rõ các giới hạn nhiệt độ.
Có những giới hạn cho thành phần của sơn phụ thuộc vào loại sơn và quá trình làm khô bề mặt.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa Chỉ: 25P , Kp. Bình Hóa, P. Hóa An, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Điện Thoại: 0251.3955781
Hotline: 0935 622262
Facebook Page
MST: 3603277991
Email: nasapaintvn@gmail.com